Phương pháp phủ composite cho răng sứt

22:39

Composite là một loại chất liệu tổng hợp, đã được sử dụng từ những năm đầu thập niên 90 cho ngành nha khoa. Khi đó, nó được coi là một giải pháp khá hữu ích đối với những người bị vỡ, mẻ hoặc sứt răng.


Những đặc tính tương đồng của composite với răng khiến nó trở thành một chất liệu được lựa chọn hàng đầu cho việc khôi phục lại những chiếc răng không còn hoàn hảo nữa. Composite có màu sắc gần giống với màu răng, có khả năng chống mòn, có độ nén chịu lực tương đối tốt. Đặc biệt là, composite rất an toàn với cơ thể, các nghiên cứu phân tích đều cho thấy nó là dạng chất không độc hại đối với sức khỏe con người.

Xem thêm

Khi sử dụng trong nha khoa, composite tỏ ra ưu thế hơn các chất liệu trám khác bởi một loạt những ưu điểm đáng kể. Với composite, nha sỹ có thể kiểm soát và làm chủ được khi thao tác trám bít để phục hình. Do vậy, rút ngắn được thời gian thao tác, dươi nhiệt độ thường. 

Nó tồn tại ở dạng monomer, dẻo, được đóng gói trong các dụng cụ nhỏ, khi sử dụng dễ tạo hình theo nhiều kiểu khác nhau nên rất linh hoạt. Sau đó, composite sẽ được cứng hóa nhờ đèn chiếu Halogen với phản ứng quang trùng hợp từ ánh sáng chiếu. Thời gian để cứng hóa tạo hình composite cho răng rất nhanh chóng, chỉ mất khoảng vài chục giây là hoàn thiện.
Cách thức trám bằng composite



Quy trình trám răng bằng composite diễn ra nhanh chóng với các bước chủ yếu sau:

Bác sỹ tiến hành bỏ bớt men răng phí trước khoảng 1 – 1,5mm bằng dụng cụ mài răng chuyên dung. Sau đó tạo độ nhám cho bề mặt vừa được mài để gia tăng độ bám dính cho compsite khi phủ lên trên. Đồng thời phủ một lớp Bonding đi kèm với sản phẩm để làm tăng độ lưu giữ chất trám vào sâu trong nhà răng. Việc phủ các lớp comppsite phía ngoài được thực hiện đồng thời với thao tác tạo hình, đặc biệt là với lớp phủ ngoài cùng. Sau khi đã tại tạo được hình thể răng chuẩn mới tiến hành làm bóng mặt răng và chiếu sáng để làm cứng hóa composite.
Trường hợp nào áp dụng trám composite?

Với các tổn thương nhỏ và nông trên mặt răng, khe hở nhỏ giữa các răng, các lỗ sâu ở mặt nhai, mặt bên hay các thương tổn răng cửa do kháng sinh gây ra, những chân thương nhẹ làm sứt răng với tỷ lệ nhỏ, bệnh mòn cổ răng,… đều có thể được chỉ định trám composite.

Có nghĩa là composite chỉ thích hợp để trám bít những vết sứt nhỏ trên răng mà có thể tạo hình được trở về hình dạng ban đầu. Những trường hợp vết sứt, vỡ lớn thường khó có thể trám composite thành công và duy trì được lâu, khi đó phải chỉ định phương pháp khác để phục hình.
Những lưu ý khi trám răng bằng composite

Comppsite có độ giãn nở do nhiệt khác với men răng, nên ít nhiều không có sự tương đồng với răng về các tính chất cảm nhiệt và lực tác động. Do đó, nên kiêng những thức ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, vì chúng có thể gây ra sự thay đổi thể tích của composite và men răng ở các mức độ khác nhai khiến composite trượt lệch và rời ra khỏi răng dẫn đến tình trạng bong chất liệu trám thường gặp ở nhiều người.

Với chất liệu trám composite, chỉ được áp dụng cho những trường hợp sứt mẻ nhẹ và khi khách hàng muốn tiết kiệm chi phí. Bác sỹ tại Nha khoa khuyên khi phục hình bằng phương pháp này, bạn phải đặc biệt giữ gìn, và sau một khoảng thời gian nên đi kiểm tra lại để xác định có cần phải trám lại không, vì “tuổi thọ” của composite chri duy trì được khảong 2 – 3 năm. Để biết thêm thông tin về phương pháp này, bạn có thể liên hệ trực tiếp để được bác sỹ tư vấn kỹ lưỡng hơn.

Share this :

Previous
Next Post »