Hiển thị các bài đăng có nhãn dieu-tri-rang-sau. Hiển thị tất cả bài đăng

Khắc phục nhổ răng chảy máu nhiều

03:34 Add Comment

Việc nhổ răng phải gắn liền với một quy trình nhổ răng đúng kỹ thuật, trang thiết bị được vô trùng để tránh gây viêm nhiễm, biến chứng sau khi nhổ răng. Nhưng nhổ răng cháy máu nhiều là biến chứng do quy trình nhổ răng không đúng kỹ thuật, nên gây ra những ảnh hưởng hoặc những tổn thương nhất định cho vùng quanh răng gây ra chịu chứng chảy máu kéo dài sau đó. Vậy nguyên nhân nhổ răng cháy máu nhiều là do đâu, biện pháp xử lý lúc này nên như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?


Nhổ răng chảy máu nhiều là một trong những biến chứng nguy hiểm và có thể gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe bệnh nhân. Nguyên nhân, cách cầm máu sau khi nhổ răng đúng cách, kịp thời sẽ giúp giảm đau nhanh chóng và sớm ổn định tâm lý cho người bệnh.

1. Nhổ răng chảy máu nhiều là do nguyên nhân gì?

Nguyên nhân dẫn đến việc nhổ răng cháy máu nhiều có thể là do một trong các nguyên nhân sau:

– Đa số tình trạng chảy máu ở tại chỗ vết thương, máu có thể chảy từ một mạch máu nhỏ ở niêm mạc hay chảy từ màng xương, xương ở răng còn sót lại của những chóp chân răng gãy, mảnh xương ổ gãy hoặc tổ chức hạt ở vùng cuống răng.

– Sau khi nhổ răng, vết thương bị chảy máu nhiều từ những tổ chức viêm, mạch máu bị giãn ra do những thánh mạch biến đổi.



– Những vết thương rộng và rách nát thường chảy máu lâu, hoặc do vận động mạnh hoặc mút chíp ở răng nhổ.

– Nhổ răng cháy máu nhiều có thể do nguyên nhân bệnh nhân mắc một số bệnh sau: thiếu vitamin K, xơ gan, các bệnh nhiễm khuẩn như sốt phát ban, viêm nội tâm mạc, viêm đa tủy xương.

– Chảy máu có thể gặp khi có u máu ở ổ răng hoặc phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt.
2. Nhổ răng chảy máu nhiều cần xử lý như thế nào?

Để xử lý tình trạng nhổ răng cháy máu nhiều, bạn cần đến trung tâm nha khoa để gặp bác sĩ tư vấn nhổ răng điều trị sớm. Như vậy bác sĩ mới có thể thăm khám và xác định rõ nguyên nhân xảy ra hiện tượng chảy máu nhiều sau khi nhổ răng.

– Bệnh nhân và bác sĩ nên xem lại những lời khuyên của bác sĩ sau khi nhổ răng, bệnh nhân có thực hiện đúng hay không như: bệnh nhân có cắn bông kỹ trong 20 phút, có vi phạm những điều dặn dò sau mổ vì có thể bệnh nhân mút chíp, súc miệng mạnh, vận động mạnh ngay sau nhổ răng.

– Khám vết thương dể lấy hết máu cục trong miệng và ổ răng, xem chảy máu ổ răng hay ở niêm mạc (nếu chảy ở niêm mạc chỉ cần khâu lại là đủ), nên gây tê để khám kỹ được. Nếu cần phải chụp một phim X quang để biết nguyên nhân nhổ răng chảy máu nhiều là do đâu.

– Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ phải khám thật kỹ cho bệnh nhân và lấy sạch những cục máu đông, máu cục nơi răng để có thể quan sát rõ và kỹ vị trí nhổ răng.

– Ngoài khám tổng quát bằng mắt thường, bác sĩ cần phải tiến hành chụp thêm Xquang để xác định tình trạng răng và khu vực nhổ răng.

– Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ nạo lại ổ răng thật kỹ, lấy sạch các tổ chức lạ trong vết thương, lau khô ổ răng và cho bệnh nhân cắn gạc chặt trong vòng 30 phút.

– Nhổ răng chảy máu nhiều không được cầm sớm, bác sĩ sẽ cần phải khâu vết thương lại, khuyên bệnh nhân nằm đầu cao và nghỉ ngơi thư giãn sau khi nhổ răng 1, 2 ngày.
3. Phòng ngừa biến chứng chảy máu sau khi nhổ răng

Trước khi nhổ răng, bệnh nhân nên lưu ý phải được thăm khám và chụp X-Quang, xét nghiệm cần thiết trước khi nhổ răng: có bị bệnh tiền sử không, đang dùng thuốc gì có ảnh hưởng đến việc nhổ răng hay không…. Có như thế bác sĩ mới biết cách xử lý và phòng tránh biến chứng sau khi nhổ răng.

Để đề phòng ngừa nhổ răng chảy máu nhiều một cách tối đa, trước khi nhổ răng, khách hàng nên tham khảo và lựa chọn kỹ phương pháp nhổ răng mới, địa chỉ nhổ răng uy tín và có tay nghề. Có như thế mới tránh được hiện tượng chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng.

Giữa răng sâu có cục đỏ, dễ bị chảy máu?

21:03 Add Comment

Hiện tượng cục nhỏ đỏ đỏ mọc lên ở giữa răng cũng không phải chuyện gì quá nguy hiểm nên bạn không cần phải quá lo lắng. Cục nhỏ đó thường có 2 trường hợp: một là do tủy triển dưỡng (nôm na là phồng to lên), hai là nướu triển dưỡng. 


Tủy triển dưỡng thường là do tình trạng viêm tủy kéo dài, tủy bị kích thích sưng phồng lên, nhưng do bạn đã lấy tủy rồi nên tôi nghĩ không phải trường hợp này. http://phauthuathamhomom.com/ham-rang-tren-bi-ho/





Tôi nghĩ cục đỏ đó là nướu triển dưỡng do răng bạn bị vỡ sát hoặc dưới nướu mà lâu ngày không trám lại, răng vỡ gây bám thức ăn, vôi răng, làm chỗ trú cho vi khuẩn... dẫn đến viêm nướu. Nướu bị viêm, sưng phồng lên, lan về phía giữa răng (do bờ mặt răng lúc này không nằm cao hơn nướu nên không chặn nướu lại được). Vì vậy nhìn thoạt qua thì thấy như từ giữa răng đi lên nhưng thực ra là từ bên ngoài lan vào. http://phauthuathamhomom.com/phau-thuat-ham-ho-can-chu-y-gi/

Thường thì tủy triển dưỡng hay nướu triển dưỡng liên quan đến tình trạng viêm nên đụng nhẹ vào là sẽ chảy máu, cũng như những người bị viêm nướu đánh răng hay bị chảy máu, không phải chuyện gì nguy hiểm. 

Tuy nhiên về răng này thì tôi nghĩ là khó giữ lại được mà phải nhổ vì tình trạng chân răng có lẽ đã tệ. Đúng ra bạn nên đi khám răng ngay khi răng có vấn đề thì có lẽ đã giữ được răng. 

Việc có thai và cho con bú hầu như không bị ảnh hưởng bởi việc điều trị nha khoa. Chỉ có 1 số ít quy trình tránh sử dụng trên phụ nữ mang thai như chụp phim xquang chẳng hạn hoặc việc tiểu phẫu răng khôn nếu không cần thiết phải làm ngay thì bác sĩ chắc chắn sẽ hẹn bạn lại. Nói chung là khi bạn mang thai, bác sĩ sẽ biết nên làm gì và không nên làm gì. Do đó sau này nếu lại có thai, bạn cứ mạnh dạn đi khám răng như bình thường, chỉ cần báo trước với bác sĩ là mình đang có thai là được. http://phauthuathamhomom.com/chinh-rang-ho-cho-tre-em/

Có một số bệnh răng miệng thường xuất hiện vào giai đoạn có thai là giai đoạn rất nhạy cảm của cơ thể nên nếu bạn không đi khám răng trong thời gian mang thai có thể sẽ gây ra tác hại không tốt. 


Đến giai đoạn cho con bú thì hầu như mọi việc lại trở lại bình thường, không có kiêng cữ gì cả ngoại trừ việc uống thuốc nếu cần thiết. Trong trường hợp phải uống thuốc, bạn nên báo trước với bác sĩ để dùng loại thuốc không ảnh hưởng đến cơ thể của bé. 

Giải đáp: Bệnh sâu răng có lây hay không?

21:25 Add Comment

Các nhà khoa học, qua thực nghiệm ở động vật và quan sát một số gia tộc để nghiên cứu về vấn đề benh sau rang co lay khong và kết quả cho thấy: nếu cha mẹ có nhiều răng bị sâu thì con cái cũng có nhiều răng sâu; tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở cha mẹ thấp thì tỷ lệ mắc bệnh sâu răng ở con cái cũng sẽ thấp.


Qua đó cho thấy, sâu răng cũng có khuynh hướng di truyền. Kết quả nghiên cứu còn chứng minh, các yếu tố của miệng đều có tính di truyền và là các yếu tố có liên quan đến sự phát sinh bệnh sâu răng như:

1)  Chất men răng vôi hoá tốt thì khả năng chống sâu răng cao, ngược lại thì khả năng chống sâu răng thấp.

2)  Nếu hình thái răng không tốt, độ lồi của mũ răng không tốt, tác dụng tự làm sạch kém, thì thức ăn thừa và vi khuẩn sẽ dễ dàng làm hỏng răng.



3)  Độ nông sâu của các rãnh trên mặt hợp của răng có tính di truyền. Nếu các khe rãnh nông, thức ăn không dễ đọng lại, dễ được làm sạch, vi khuẩn không dễ tụ lại để gây bệnh, nên ít bị sâu răng hơn. Nếu ở các khe rãnh sâu, thức ăn dễ đọng lại, vi khuẩn dễ đến tích tụ, khó vệ sinh làm sạch, nên dần dần sẽ gây sâu răng.

4)  Lượng nước bọt và độ dính của nước bọt có liên quan đến sự phát sinh bệnh sâu răng, như tuyến nước bọt sau khi trị liệu phóng xạ, lượng nước bọt giảm, độ dính tăng cao, răng sẽ nhanh chóng bị sâu.

Thực ra, đó mới chỉ là một phần, vì hiện nay yếu tố bên ngoài tác động tới bệnh sâu răng khá lớn. Các nước đang phát triển, do khả năng kinh tế kém nên y tế dự phòng cũng kém làm tỷ lệ mắc bệnh tăng cao, còn ở các nước phát triển lại hạ thấp. Căn cứ tình hình trên thì thấy nhân tố di truyền đối với bệnh sâu răng không phải là có tác dụng chủ yếu.

Các nhà khoa học nghiên cứu về tình trạng sâu răng ở người cho rằng: trong một gia đình, bệnh sâu răng ở cha mẹ và con cái có liên quan với nhau. Thống kê kết quả nghiên cứu mấy chục năm về đây cho thấy nhân tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn.

Bị sâu răng có nguy hiểm không và àm thế nào để phòng tránh ?


1)  Cần định kỳ khử trùng bát đũa: Đũa bát thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với miệng, những vi khuẩn gây sâu răng thường phát hiện thấy ở bát đũa. Nếu định kỳ khử trùng bát đĩa sẽ diệt được vi khuẩn gây sâu răng, có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm bệnh sâu răng.

2)  Phòng lây nhiễm sang nhau: Nếu có thể nên thực hiện chế độ ăn riêng cho từng người, hoặc những bát dĩa, thức ăn chung nên dùng thìa đũa chung để lấy thức ăn. Ngoài ra, người lớn không nên dùng thức ăn mà mình đã cắn, nhai để mớm cho trẻ.

Trên đây là một số giải đáp của chúng tôi về vấn đề bệnh sâu răng có lây không. Với những thông tin trên, hy vọng các bạn sẽ có được những kinh nghiệm để phòng ngừa sâu răng hiệu quả.

Nguồn: http://dieutrirangsau.com/sau-rang-tu-ben-trong/

Đau răng nên ăn gì và kiêng ăn gì?

00:56 Add Comment

Đau răng là bệnh lý thường gặp đối với nhiều người, do nhiều nguyên do khác nhau. Nguyên nhân thường thấy là do thức ăn sau khi ăn còn dính lại tại các khe răng, không được làm sạch kỹ càng, lâu ngày dẫn tới viêm tủy, nhiễm trùng, gây khó khăn trong việc ăn uống.


Một nguyên nhân khác là ở tuổi trưởng thành, răng khôn mọc (Răng khôn là răng hàm cuối cùng), gây khó chịu, đau nhức, có thể còn phát sốt nhẹ, rất khó chịu.


Khi bị đau răng, cảm giác rất khó chịu, ăn uống khó khăn, cảm giác không ngon miệng. Vậy, đau răng kiêng ăn gì, nên ăn gì để đỡ đau và đầy đủ chất dinh dưỡng? Cùng meohaybotui.com tìm hiểu nhé 🙂

Đau răng kiêng ăn gì?
Kiêng ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá cay. Vì những thức ăn đó chứa các chất kích thích răng đau.
Hạn chế ăn đường, đồ ngọt như kẹo, mứt nhất là vào buổi tối.
Đau răng nên ăn gì?

– Bổ sung cá, thịt, trứng, các loại pho mát và chất béo vào khẩu phần ăn để tăng chất đạm, bảo vệ cho răng không bị sâu.
– Canxi rất tốt cho răng, chúng có trong sữa, tôm cua cá, rau câu, các loại đậu,..
– Đường xyliton, sorbitol có trong rượu không lên men là các chất bảo vệ được răng.
– Ngoài ra, các loại thức phẩm chứa nhiều chất xơ sẽ không gây hại cho răng như rau diếp, cà rốt, dưa gang, lạc, bưởi, chanh, hạnh đào…có tác dụng làm sạch các cặn bã thức ăn và đường ở bề mặt răng, làm giảm chất kiềm ở răng, có lợi cho tuần hoàn máu quanh răng và chân răng, giúp răng chắc khoẻ.

Xem thêm một số địa chỉ nha khoa uy tín khác: Nha khoa tốt nhất trên đường An Dương vương
Lưu ý:
+ chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (trước và sau khi ngủ dậy) để làm sạch và bảo vệ răng, phòng chống răng sâu.
+ Hạn chế ăn đường, kẹo ngọt, mứt và buổi tối
+ Súc miệng bằng nước muối hàng ngày, nhất là những lúc đau răng

Trên đây là những giải đáp của chúng tôi về việc ăn gì hay kiêng ăn gì khi bị sâu răng. Để biết thêm nhiều thông tin hơn nữa, các bạn có thể liên lạc với Địa chỉ nha khoa uy tín ở bình thạnh để được nhân viên tư vấn tận tình.

Uống nhiều nước ngọt càng dễ hư men răng

20:58 Add Comment

Các loại nước uống có chứa cola phá hủy men răng cao gấp 10 lần so với các loại nước trái cây ép chỉ trong vòng 3 phút đầu tiên sau khi uống.


>> sâu răng đến tủy
>> bị đau răng sâu
>> trẻ em bị sâu răng sữa

Một nghiên cứu mới của trường nha khoa thuộc Đại học Southern Illinois, Mỹ, cho thấy việc uống nước ngọt trong một thời gian dài sẽ làm mòn một lượng lớn men răng.

Theo các chuyên gia, nhiều người chỉ lo lượng đường cao trong nước ngọt làm cho họ bị béo phì, mà không nghĩ rằng độ acid cao trong những thức uống đó sẽ phá hủy men răng.

Ảnh hưởng tai hại của những thức uống đó đối với men răng được xác định là do hàm lượng cao của acid citric và/hoặc acid phosphoric gây ra.

RC Cola có tính acid cao nhất


Nhóm nghiên cứu đã xem xét độ pH của 20 loại nước giải khát trên thị trường, căn cứ vào thang độ pH: chỉ số 7 là trung bình, trên 7 là có tính kiềm, và dưới 7 là có tính acid - và sẽ ăn mòn men răng.

Những lát men lấy từ răng mới nhổ được các chuyên gia bỏ vào trong nước ngọt các loại trong 48 giờ. Kết quả cho thấy Coke, Pepsi, RC Cola, Squirt, Surge, 7 Up và Diet 7 làm mất 5% khối lượng men răng, trong khi các loại thức uống khác phá hủy men răng với tỉ lệ 1,6% - 5%.

Ông Kenton Ross, phát ngôn viên Viện nha khoa tổng quát (Mỹ), cho biết: "Trong nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy RC Cola là loại nước giải khát có tính acid cao nhất, với độ pH là 2,387". Đứng vị trí thứ hai và ba lần lượt là Cherry Coke (pH = 2,522) và Coke (pH = 2,525).

Trong khi đó, "root beer" (một thức uống không chứa cồn, có hương vị rễ cây) có độ acid thấp nhất trong tất cả các loại nước giải khát, với độ pH = 4,038 cho loại mang nhãn hiệu Mug.

Nghiên cứu cũng cho thấy những thức uống không có cola có độ acid yếu hơn thức uống có cola nhưng lại làm mòn men răng mạnh hơn. Ông Ross nói: "Acid citric có tính ăn mòn mạnh nhất và lại có nhiều hơn trong thức uống không có chứa cola. Nói chung, điều cần chú ý là tất cả các loại nước ngọt đều có độ acid đủ để làm mòn men răng".

Nghiên cứu cũng cho thấy nước cam ép và các loại thức uống dành cho giới thể thao cũng có hại cho men răng.

Theo ông Richard Adamson, cố vấn khoa học của Hiệp hội Nước giải khát Hoa Kỳ, không ai có thể uống nước ngọt liên tục trong suốt hai ngày liên tiếp, nhưng tác động ăn mòn men răng xảy ra ngay khi bạn uống và tăng lên theo thời gian.

Ông nói: "Nhân tố bảo vệ mạnh nhất trong miệng bạn chính là nước bọt. Nó có tác dụng làm loãng acid và đóng vai trò chất đệm giữa thức uống và răng".