Chia sẻ chuyên gia: hô móm có di truyền không?

Vỹ Seo 08:16 Add Comment

Hô móm là một dạng tật vùng xương hàm và răng khiến nụ cười của bạn bị mất thẩm mỹ. Nếu vậy thì hô móm có di truyền không? Nếu trong gia đình có người bị hô móm thì tỉ lệ con sinh ra sau này có nguy cơ mắc tật là bao nhiêu. Nhưng ý kiến chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn trả lời được tất cả những thắc mắc đó một cách chính xác.



Những nghiên cứu khoa học trước đây đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền chiếm tới 70% nguyên nhân gây ra hiện tượng hô móm. Ngoài ra các tác động bên ngoài hay những thói quen gây ra từ hồi nhỏ cũng chiếm tới 30%. Khả năng gia đình có thành viên bị hô hoặc móm như ông bà, cha mẹ thì khả năng em bé sinh ra cũng gặp tình trạng tương tự lên tới 80%.

Vậy đâu là cách khắc phục hô móm tốt nhất


Có thể nói phương pháp phổ biến nhất mà mọi người biết tới để khắc phục chỉnh hàm hô móm là phương pháp niềng răng. Tuy nhiên niềng răng chỉ áp dụng với những ai muốn chỉnh sửa hàm hô móm trước năm 18 tuổi, niềng răng khá bất tiện và cần nhiều thời gian. Ngày nay mọi người hoàn toàn có thể chỉnh sửa hàm hô móm sau 1 lần thực hiện phẫu thuật.

Hàm hô móm hoàn toàn có thể chỉnh sửa được sau 1 lần thực hiện

– Đối với trường hợp hàm hô trên thì cần phải nhổ 2 răng số 4 và cắt xương tiền đình ở hàm trên. Phần xương đó được sẽ được đẩy lùi về cân xứng với hàm dưới.

– Đối với trường hợp móm thì cần cắt dời hàm dưới và bớt một tỉ lệ nhất định đã được đánh dấu sẵn. Hàm dưới được đẩy lùi về sao cho khớp căn đúng với thứ tự răng hàm trên ở ngoài răng hàm dưới.

– Đối với trường hợp hô cả 2 hàm thì xử lý bằng kỹ thuật: Loại bỏ răng số 4 ở cả hàm trên và dưới. Kế đó cắt rời xương tiền đình hàm trên và khung xương hàm dưới đẩy lùi về sau theo tỷ lệ cân xứng nhất.

Sâu răng bị chảy máu

Vỹ Seo 19:45 Add Comment

Xử lý như thế nào khi sâu răng bị chảy máu. Mời bạn tham khảo hướng dẫn dưới đây.





Sâu răng hình thành theo một quá trình lâu dài, bắt đầu từ các mảng bám trong thức ăn. Nếu các mảng bám này không được làm sạch, các vi khuẩn và axit có trong mảng bám sẽ không ngừng phá hủy men răng, gây xói mòn răng. Biểu hiện là các lỗ nhỏ trên men răng, lâu dần sẽ tiếp cận và phá hủy ngà răng. Điều này lý giải tại sao mà khi chúng ta nhìn thấy vết sâu từ bên ngoài thì thực tế bên trong, răng đã bị tấn công sâu.


Vết sâu nếu không được loại bỏ sẽ tiếp tục di chuyển vào tủy răng – nơi có các dây thần kinh và mạch máu nuôi dưỡng răng. Tủy bị sâu tấn công sẽ bị kích thích, gây sưng và viêm tủy. Lúc này phản xạ của cơ thể thường là sẽ đáp ứng với vi khuẩn bằng cách gửi các tế bào máu trắng đến nhằm chống lại nhiễm trùng. Chính điều này lại có thể dẫn đến áp xe tăng với tỷ lệ tương đối cao. Và tình trạng sâu răng chảy máu thực tế đã có thể xuất hiện từ lúc tủy bị tấn công. Biểu hiện có thể thấy là máu chảy ở phần lợi cùng với cơn đau nhức rất đặc trưng.

Trên thực tế, bạn chỉ có thể phòng ngừa việc sâu răng và chảy máu chân răng từ trước khi chúng phát sinh. Giải pháp tốt ở đay là có chế độ dinh dưỡng và các bữa ăn hợp lý. Quan trọng là việc vệ sinh, chăm sóc răng miệng sạch sẽ đúng cách, nhất là sau các bữa ăn chính cũng như ăn phụ hoặc ăn vặt nếu có.

Khi tình trạng sâu răng chảy máu đã xảy ra, bạn cũng chỉ có thể thực hiện một số biện pháp sau để giảm thiểu hoặc hạn chế:

+ Sử dụng nước muối để súc miệng khi răng chảy máu

+ Ăn nhai tránh vị trí sâu răng chảy máu hoặc ăn những đồ ăn mềm, mát lành tính.

+ tránh đồ ăn cay nóng, dai và không nhai bằng răng sâu đang bị chảy máu.

+ Tăng cường ăn rau luộc mềm và hoa quả sạch nhằm bổ sung vitamin C để làm dịu nướu.

+ Hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều chất đường – tác nhân khiến cho tình trạng sâu răng trở nên trầm trọng hơn.

Ngoài những biện pháp hỗ trợ này ra, bạn không thể tác động gì thêm để răng không chảy máu. Bởi đây là tình trạng phát sinh từ bên trong. Muốn điều trị lâu dài sâu răng chảy máu cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ nha khoa.

Chính vì vậy, tốt là bạn hãy đến các trung tâm nha khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị lâu dài nhất.

Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?

Vỹ Seo 19:36 Add Comment

Răng khôn hay răng số 8 trong nha khoa thường được khuyến cáo nhổ bỏ trước khi nó gây ra những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, đặc biệt là những răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm.



Tất nhiên, không phải tất cả các trường hợp mọc răng số 8 đều cần nhổ bỏ, chỉ khi răng mọc ngầm, mọc lệch, đâm vào răng số 7 gây đau nhức, ê buốt kéo dài thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ răng số 8.
Nhổ răng số 8 có nguy hiểm không sẽ phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật của nha sỹ cũng như tình trạng sức khỏe của người bệnh. Cũng có một số biến chứng nhổ răng số 8 có thể xảy ra bởi vị trí đặc biệt của nó, nguyên nhân chủ yếu là do nha sỹ thiếu chuyên môn cũng như kinh nghiệm, không tuân thủ các bước thăm khám bắt buộc trước khi nhổ, không xác định được hình dáng cũng như thế răng có tác động đến răng khác hay không.


Nhổ răng số 8 thực chất chỉ là một tiểu phẫu thực hiện trong vòng 15-20 phút với dụng cụ cơ bản là kìm và nạy nha khoa. Nhổ răng khôn mọc lệch cũng không hề tác động đến dây thần kinh trong xương hàm bởi các dây thần kinh này đã được bảo vệ khá tốt, nằm tách biệt và cách xa chân răng khôn.

Thông thường, trong một số trường hợp nhổ răng phức tạp như nhổ răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm thì bác sỹ sẽ tiến hành chụp X-quang hoặc chụp phim 3D trước tiên nhằm xác định thế răng mọc như thế nào, hình dạng của răng khôn ra sao, vị trí của răng có tác động đến dây thần kinh hay không mới quyết định nhổ. Bạn nên tìm hiểu nhổ răng số 8 ở Nha Khoa KIM trước khi thực hiện.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ Nha Khoa KIM, với hơn 15 năm kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách dễ hiểu và chính xác nhất.

Đánh bóng răng có tốt không?

00:17 Add Comment
Đánh bóng răng có tốt không?

Bên cạnh cạo vôi răng thì đánh bóng răng được biết đến như một quy trình không thể thiếu sau khi cạo vôi, vậy mục đích lớn nhất của việc đánh bóng răng là gì? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau đây nhé.


Cạo vôi, đánh bóng răng là quy trình giúp lấy sạch vôi răng mà bạn nên thực hiện định kỳ. Vôi răng (còn được gọi là cao răng) được hình thành từ những mảng bám tồn tại lâu ngày trong miệng. Đó chính là mảnh vụn thức ăn dư thừa mắc lại trong kẽ răng, trên đường viền nướu mà bàn chải và chỉ nha khoa không thể làm sạch được.

Mảng bám hình thành suốt 24h mỗi ngày vì việc ăn uống của chúng ta là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục. Khi mảng bám không được làm sạch, lâu ngày sẽ cứng dần và tạo thành cao răng.
Sự vôi hóa của lớp cao răng này là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các bệnh về nướu như: nướu đỏ, nướu bị sưng, chảy máu, hơi thở có mùi và nếu tiến triển nặng có thể dẫn đến viêm nha chu, mất răng…
Một trong những giải pháp tốt nhất để phòng ngừa các bệnh răng miệng là bạn nên đến trung tâm nha khoa để cạo vôi, đánh bóng răng mỗi 4 – 6 tháng/lần.
Lợi ích của việc cạo vôi đánh bóng răng.




BẠN ĐỌC QUAN TÂM
Đánh bóng răng giá bao nhiêu tiền
Lấy cao răng cho trẻ

Đánh răng thường xuyên, dùng chỉ nha khoa, vệ sinh răng thường xuyên và kiểm tra sức khỏe răng miệng giúp bạn luôn có nụ cười rạng rỡ và hơi thở thơm tho. Ngoài ra, những thói quen trên còn giúp bạn ngăn ngừa được những bệnh về răng miệng và giảm nguy cơ mất răng. Lấy vôi răng một cách thường xuyên sẽ giúp bạn loại bỏ những mảng bám, cao răng tích tụ và những mảng ố màu khỏi răng.

Dưới đây là 05 lý do bạn nên thực hiện việc cạo vôi-đánh bóng răng một cách thường xuyên.

Tiết kiệm chi phí. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên giúp bạn ngăn ngừa bệnh phức tạp về răng miệng trong tương lai và để lại những chi phí trong hóa đơn sẽ thấp hơn.
Ngăn ngừa các bệnh về răng miệng. Viêm nướu răng được gây ra bỏi những mảng bám tích tụ trên răng dẫn đến sưng nướu và chảy máu răng.
Giảm các nguy cơ về đau tim và đột quỵ. Vi khuẩn có thể di chuyển vào máu làm tăng nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ
Kiểm soát và giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi mắc bệnh về răng miệng thì việc kiểm soát lượng đường trong máu sẽ trở nên khó khăn. Bệnh tiểu đường và những bệnh về nướu thường có mối quan hệ với nhau. Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc bệnh về nướu và xương ổ răng sẽ tiêu đi nhanh chóng hơn bình thường.

Hơi thở thơm tho. Hơi thở của bạn sẽ năng mùi nếu không làm sạch răng thường xuyên. Làm sạch răng, đánh bóng răng ít nhất 02(hai) lần một ngày.


Nguồn: http://laycaorang.org/cao-voi-rang-co-lam-trang-rang-khong/